Một sớm hương Thiền tỏa ngát bay
Trời Thu trong vắt nắng hao gầy
Ta mang hoa nắng cài lên tóc
Thả vào đất trời phút mê say...
2 thg 11, 2016
24 thg 10, 2016
QUẢ SƠN.
5 thg 7, 2016
Nhóm Xẩm đất Hà thành và Hải Phòng thăm Nghệ nhân Xẩm xứ Thanh
Nghệ nhân dân gian trẻ Đào Bạch Linh( Xẩm Linh )đã hát cho cụ nghệ nhân Tô Quốc Phương trong phòng bệnh nhân với sự phối hợp tiết tấu của cả nhóm.
Cụ Phương ở làng Phượng Mao xã Hoàng Phượng huyện Hoàng Hóa. Cụ là một trong ba nghệ nhân Xẩm hiện nay được nhà nước phong tặng Nghệ nhân Xẩm dân gian. Nhóm nghệ sĩ dân gian do nghệ nhân Đào Bạch Linh ( Xẩm Linh) cùng đoàn nghệ sĩ trẻ của Hà Nội và Hải Phòng thăm cụ nghệ nhân dân gian 82 tuổi đang nằm tại bệnh viện YHDT tỉnh Thanh Hóa và hát cho cụ nghe bài xẩm nói lên thân người, phận người và nhắn nhủ con người hãy thương yêu nhau: "Dạt nước cánh bèo".
Cụ Phương ở làng Phượng Mao xã Hoàng Phượng huyện Hoàng Hóa. Cụ là một trong ba nghệ nhân Xẩm hiện nay được nhà nước phong tặng Nghệ nhân Xẩm dân gian. Nhóm nghệ sĩ dân gian do nghệ nhân Đào Bạch Linh ( Xẩm Linh) cùng đoàn nghệ sĩ trẻ của Hà Nội và Hải Phòng thăm cụ nghệ nhân dân gian 82 tuổi đang nằm tại bệnh viện YHDT tỉnh Thanh Hóa và hát cho cụ nghe bài xẩm nói lên thân người, phận người và nhắn nhủ con người hãy thương yêu nhau: "Dạt nước cánh bèo".
2 thg 7, 2016
5 thg 5, 2016
10 thg 7, 2015
HỒNG NHAN ĐA TRUÂN
HỒNG NHAN BẠC MỆNH
MỸ NHÂN TỰ CỔ NHƯ DANH TƯỚNG BẤT HỨA NHÂN GIAN KIẾN BẠCH ĐẦU
Nguyễn Cẩm Xuyên .
Tạo hóa chẳng mấy thích cái xuất sắc, cái nổi trội – tài tình chi lắm cho trời đất ghen. Quan niệm “tài mệnh tương đố” vẫn thường là đề tài của văn học cổ điển Trung Hoa cũng như nước ta. Truyện Kiều chẳng hạn; đặc tả một cuộc đời trầm luân của một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn thì mở đầu truyện đã viết “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Lại viết: “Lạ gì bỉ sắc tư phong” – Được điều này lại mất điều kia – Có tài, có sắc thì mất đi may mắn trong đời và có phải vì vậy mà cuộc đời mĩ nhân cũng như danh tướng thường chẳng mấy khi được êm ả hạnh phúc ?
Tạo hóa chẳng mấy thích cái xuất sắc, cái nổi trội – tài tình chi lắm cho trời đất ghen. Quan niệm “tài mệnh tương đố” vẫn thường là đề tài của văn học cổ điển Trung Hoa cũng như nước ta. Truyện Kiều chẳng hạn; đặc tả một cuộc đời trầm luân của một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn thì mở đầu truyện đã viết “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Lại viết: “Lạ gì bỉ sắc tư phong” – Được điều này lại mất điều kia – Có tài, có sắc thì mất đi may mắn trong đời và có phải vì vậy mà cuộc đời mĩ nhân cũng như danh tướng thường chẳng mấy khi được êm ả hạnh phúc ?
TÀI HOA MỆNH BẠC; CUỘC ĐỜI BI ĐÁT CỦA MĨ NHÂN
Trước hết hãy kể đến hai người đẹp trầm ngư, lạc nhạn . Nguyễn Gia Thiều từng nhắc đến điển tích tuyệt thế giai nhân này trong khúc ngâm Cung Oán : “Chìm đáy nước, cá lờ đờ lặn/ Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa”; ấy là Tây Thi và Vương Chiêu Quân.
27 thg 2, 2015
Xẩm Dạt Nước Cánh Bèo.
Có thể chỉ còn lại dòng sông
Con thuyền không còn sang nữa
Có thể chỉ còn một bờ sóng vỗ
Con thuyền neo đậu bến quê...
Tri âm ơi....
Cánh bèo lênh đênh
Con thuyền chiếc bách...
Về đâu
Bến đợi
Nơi nào ????
Con thuyền không còn sang nữa
Có thể chỉ còn một bờ sóng vỗ
Con thuyền neo đậu bến quê...
Tri âm ơi....
Cánh bèo lênh đênh
Con thuyền chiếc bách...
Về đâu
Bến đợi
Nơi nào ????
25 thg 12, 2014
Quan hải - 關海 của Nguyễn Trãi
Nguyên văn chữ Hán | Phiên âm Hán Việt | |
---|---|---|
樁木重重海浪前
沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 |
Dịch nghĩa |
---|
16 thg 11, 2014
Bầy chim Hạc bay về thành phố Thanh Hóa dịp kỷ niệm 210 năm tỉnh lỵ.
Bầy chim đứng rất yên bình, rỉa lông, bay lượn rồi lại đáp xuống đỉnh núi Long.
15 thg 11, 2014
Danh thắng chùa Đại Bi- núi Kỳ Lân và Ngọc Nữ
Núi Kỳ Lân– Ngọc nữ và Chùa Đại Bi là danh thắng nổi tiếng từ xưa của tỉnh Thanh Hóa. Vua Lê Thánh Tông thế kỷ XV đã nhiều lần ghé thăm, cảm hứng trước vẻ đẹp cẩm tú, diễm lệ của vùng non nước nơi đây, nhà vua đã lưu lại những áng thơ vịnh về núi Ngọc nữ:
Núi Ngọc Nữ là ngọn núi nhỏ cuối dãy Kỳ Lân |
Dồi thức bạc, khi sương rụng,
Thoảng mùi hoa, thuở gió đưa
Gương mượn trăng soi, mầu lại tỏ,
Tóc khoe mây vén, nhặt thì thưa.
Dấu thiêng, lượng rộng, kiền khôn gộp
Ngọc đá bao nhiêu chứa chẳng từ.
13 thg 11, 2014
NHỮNG CON CHIM HẠC TRÊN ĐỈNH NÚI LONG......
Mệt, ngồi nghỉ trên con đường ven kênh nhà Lê, ngước nhìn lên đỉnh núi trước mặt...cứ tưởng đó là mấy cái cây...ai dè cây động đậy ...rồi cánh chim xoải rộng làm sững sờ...
Một bầy chim to như những con Đà Điểu đang đứng trên đỉnh núi nghỉ chân. Tôi trân mắt đứng nhìn và chợt bừng tỉnh, ba chân bốn cẳng chạy về nhà vác máy ảnh ra...
25 thg 8, 2014
TRÀ trong THƠ.
(TRÀ TRONG TÂM THỨC VĂN NHÂN QUÂN TỬ)
Trong cuộc sống, con người có nhiều nhu cầu về tinh thần, thú chơi tiêu dao, thưởng thức... nhưng cái mà qua đó người ta nâng tầm lên thành nghi thức, mất nhiều giấy mực ngợi ca, cái mà để lòng người thăng hoa thành thi phẩm...đó là Trà.
Trong cuộc sống, con người có nhiều nhu cầu về tinh thần, thú chơi tiêu dao, thưởng thức... nhưng cái mà qua đó người ta nâng tầm lên thành nghi thức, mất nhiều giấy mực ngợi ca, cái mà để lòng người thăng hoa thành thi phẩm...đó là Trà.
Nhân gian biết cách tôn trọng và kính Trà kể từ khi có Lục Vũ (728-804), Ông là một danh y thời nhà Đường với cuốn “Trà Kinh” nổi tiếng . Đó là một Bách khoa toàn thư về trà .
Sách của Phong Diễn có đoạn: “núi Thái Sơn có tăng nhân truyền đạo Thiền, học Thiền truớc tiên cần không ngủ ban đêm, vì vậy Thiền tông đều uống trà cho đỡ buồn ngủ, uống trà trở thành một nội dung rất quan trọng trong đời sống học Thiền”, sau này dân gian "bắt chước theo và trở thành phong tục". Từ chốn thiền môn, trà đi vào cuộc sống và để lại cho đời những áng thơ bất hủ : Thơ trà.
18 thg 7, 2014
Bông hoa sen lai láng giữa hồ...
Ngâm chân trong bùn suốt
từ đông sang hạ, sau một giấc ngủ dài, sen bừng tỉnh... trút bỏ vẻ xơ
xác tiều tụy tưởng như hủy diệt. Không lỗi hẹn với đất trời, sen vào mùa
với bộ cánh mới xanh non rườm rà. Đứng từ xa chỉ thấy bạt ngàn xanh
những lá. Lá Sen chen chúc rậm rì, đan vào nhau: lá to mở hết cánh như
hứng lấy nắng hè và sương đêm, lá bánh tẻ khum khum thẹn thùng, lá sen
non còn cuộn phân nửa như tình thư còn ngập ngừng trước cái nắng chằm
bặp của mùa hè.
9 thg 7, 2014
KỶ NIỆM CQ 88
Hồi ký Trần Chí Thọ
tranh minh họa Phương Mai- ảnh tư liệu
tranh minh họa Phương Mai- ảnh tư liệu
Những ngày biển Đông nổi sóng, dư luận xôn xao… Mấy anh em cựu chiến binh Hải quân (đa số có tham gia chiến dịch CQ.88 năm xưa) lại tìm gặp nhau. Nhiều kỷ niệm và tâm sự ngày ấy lại trỗi dậy quanh tấm hải đồ cũ kỹ… Tâm trạng thì nóng mà vẻ mặt luôn lạnh – Có lẽ đó là nét chung của những người từng một thời “ăn sóng, nuốt gió” với bao vất vả lo toan… Thế mà đã 26 năm!.
Tháng 3-1988, quân Trung Quốc bất ngờ tiến chiếm các điểm Châu Viên, Chữ Thập, Gạc Ma, bắn chìm ba tàu vận tải của ta ở Trường Sa, 64 chiến sĩ hy sinh… Cả nước rung động. Chiến dịch mang mật danh CQ.88 được triển khai khẩn trương quyết liệt. Các đơn vị Hải quân rầm rập vào cuộc, với tinh thần : Quyết không nao núng, tranh thủ thời gian, triệt để tận dụng thời cơ, triển khai nhanh lực lượng!.
Đô đốc tư lệnh Giáp Văn Cương....
27 thg 6, 2014
MÙA SEN...
16 thg 6, 2014
Kiến trúc lăng mộ và nghệ thuật điêu khắc đá Thanh Hóa
Có bốn tấm bia đá ở Lăng mộ Lê Trung Nghĩa (quận Mãn) phường An Hoạch TP TH.
Bia cao 2,50m tính cả bệ. Bia trang trí và khắc chữ cả 2 mặt. Các nét chạm khắc còn rất rõ nét tuy đã lùi xa gần 300 năm.
7 thg 6, 2014
THANH HOA ký sự- đất Vua nhà Chúa.
( bài hát nền Quê nghèo- ca sĩ Hương Lan)
Nằm ở vĩ tuyến 19- 20, Thanh Hóa là tỉnh lỵ của tứ sơn : Bỉm Sơn- Nghi Sơn- Sầm Sơn- Lam Sơn ... Vị trí ở đầu dãy Trường Sơn án ngữ một vùng cửa ải khu ba
và khu bốn, Thanh Hóa có đầy đủ địa thế của một Việt Nam thu nhỏ với núi- rừng- trung du- đồng bằng và biển đông.
Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển VI, phần Thanh Hóa chép: “Mặt đông trông ra biển lớn, mặt tây khống chế rừng dài. Bảo Sơn Châu (hoặc Sơn Thù) chăm hiểm ở phía Nam, (tục gọi là Eo Ống), giáp huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, núi Tam Điệp giăng ngang phía Bắc. Ở trong thì sông Mã, sông Lương, sông Ngọc Giáp hợp nhau; ở ngoài thì núi Chiếc Đũa, núi Biện Sơn che chở. Thực là một trọng trấn có hình thế tốt”...
Nhà sử học Phan Huy Chú viết:
“Thanh Hoa… các triều trước vẫn gọi là một trấn rất quan trọng. Đến Lê lại là nơi căn bản. Vẻ non sông tươi tốt chung đúc nên sinh ra nhiều bậc vương tướng, khí tinh hoa tụ họp lại, nảy ra nhiều văn nho. Đến những sản vật quý, cũng khác mọi nơi. Bởi vì đất thiêng thì người giỏi nên nảy ra những bậc phi thường; vượng khí chung đúc nên xứng đáng đứng đầu cả nước” (Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, NXB Sử học, 1960).
Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển VI, phần Thanh Hóa chép: “Mặt đông trông ra biển lớn, mặt tây khống chế rừng dài. Bảo Sơn Châu (hoặc Sơn Thù) chăm hiểm ở phía Nam, (tục gọi là Eo Ống), giáp huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, núi Tam Điệp giăng ngang phía Bắc. Ở trong thì sông Mã, sông Lương, sông Ngọc Giáp hợp nhau; ở ngoài thì núi Chiếc Đũa, núi Biện Sơn che chở. Thực là một trọng trấn có hình thế tốt”...
Nhà sử học Phan Huy Chú viết:
“Thanh Hoa… các triều trước vẫn gọi là một trấn rất quan trọng. Đến Lê lại là nơi căn bản. Vẻ non sông tươi tốt chung đúc nên sinh ra nhiều bậc vương tướng, khí tinh hoa tụ họp lại, nảy ra nhiều văn nho. Đến những sản vật quý, cũng khác mọi nơi. Bởi vì đất thiêng thì người giỏi nên nảy ra những bậc phi thường; vượng khí chung đúc nên xứng đáng đứng đầu cả nước” (Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, NXB Sử học, 1960).
23 thg 5, 2014
18 thg 5, 2014
Mười ba lần đại bại của giặc Trung Quốc trên đất Việt (ST)
Lịch sử nước Việt Nam là lịch sử chống giặc ngoại xâm. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của giặc Tàu đã là những trang sử vàng kết tinh thành truyền thống yêu nước chống ngoại xâm ngàn đời của dân tộc. Giặc phương Bắc đã nhiều lần xâm lược phương Nam, trong đó có 13 lần xua đại quân hùng hổ đánh phương Nam, hòng nuốt chửng nước ta, nhưng trong tất cả 13 lần đó,quân bành trướng Trung Quốc đều đại bại !
29 thg 4, 2014
LUÂN THƯỜNG PHẬN GÁI GÁNH TRÊN VAI...
Thế gian, con người nặng lòng nhau bởi chữ "tình". Thiêng liêng nhất và không gì sánh nổi trên đời là tình mẹ con, tình chồng vợ. Khi mà đất nước binh lửa, loạn lạc thì cái "tình" ấy càng đau đáu trọn kiếp con người để rồi hình tượng đẹp đẽ đáng thương, đáng trọng, cảm động lòng người ấy trở thành những thiếu phụ ôm con muôn kiếp chờ chồng hóa đá. Trên dải đất hình chữ S này không chỉ có một mà có rất nhiều những hòn Vọng phu như vậy.
1- Hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn:
Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
1- Hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn:
Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
11 thg 4, 2014
Trắng tinh khôi thơm mãi tháng tư về...
Nắng, như chưa là nắng. Gió nhẹ nhàng mơn man trên má đào thiếu nữ, những cơn mưa mùa Hạ bất chợt còn đang mê mải tận đẩu đâu, thiên nhiên đã cởi bỏ chiếc áo nàng Bân. Khí trời trong trẻo, vẻ thanh nhẹ còn như lẩn quất tình xuân, lòng bâng khuâng đón đợi tháng tư về. Đợi một mùa tinh khiết trắng trong thiếu nữ : Mùa Hoa Loa kèn !
3 thg 4, 2014
CHÁY HẾT MÌNH KHI ĐÃ CẠN NGÀY XUÂN....
Không ngan ngát nhẹ nhàng mơ màng như hương hoa Xoan, cũng không nồng ấm dịu dàng kín đáo như hương hoa Bưởi, hoa Gạo tung lửa, cháy hết mình, rụng xuống và khép lại tiết xuân. Cái sắc đỏ rực rỡ mê hoặc, ám ảnh người ta không chỉ trong lòng mà còn là niềm cảm hứng được thăng hoa của thơ ca nhạc họa. Có người nói rằng hoa Gạo báo hiệu mùa Xuân đã hết, lại có người bảo hoa Gạo mở đầu cho mùa Hạ .
1 thg 4, 2014
Tháng Ba lên miền Tây Bắc
Những ngày cuối tháng ba, khí trời không còn ẩm ướt u ám nữa, nắng ửng dần. Thật không còn gì hào hứng hơn, những ngày mưa rây trời mù đã chấm dứt .Theo kế hoạch đã định, Hội nữ văn nghệ sĩ xứ Thanh đi thực tế lên miền Tây Bắc, thăm lại Điện Biên, lấy cảm hứng sáng tác. Đoàn gồm 28 người, trong đó có 22 chị em ở 11 ban: sân khấu- Âm nhạc- Mỹ thuật- Thơ- Văn xuôi- Kiến trúc- Điện ảnh- Nhiếp ảnh...và có cả truyền hình VTV TH đi cùng.
25 thg 3, 2014
Đi trong hương Xoan tháng Ba...
Quê ngoại tôi là làng Giáng, gần chân thành nhà Hồ. Suốt những năm chiến tranh cả mấy chị em tôi sơ tán về đó. Ngày ấy, đường làng hẹp lắm, hẹp đến nỗi mỗi khi mùa xoan nở, ngửa mặt lên nhìn chẳng thấy trời đâu chỉ mơ màng những vòm hoa xoan đan giao vào nhau, tỏa hương ngào ngạt. Hương thơm dịu nhẹ ấy thấm đẫm tuổi thơ tôi, ám ảnh cho đến tận bây giờ…
Vườn nhà ngoại tôi trồng nhiều xoan lắm. Sau tết, làng vào hội hè đình đám, hết giêng hai là mùa của hoa xoan nở. Khí trời ấm hơn, tạm chấm dứt những ngày đông lạnh giá. Mẹ tôi thường nói: “ Hoa xoan rụng xuống đất, bà già cất chăn bông”, ấy là khi có những tia nắng mới yếu ớt chiếu lên cái sân gạch cũ kỹ trước thềm nhà. Những đêm xuân có mưa phùn sáng ra sân lại trắng những hoa xoan rụng. Mẹ rất chiều tôi bởi tôi là út ít trong nhà, bà thường đan cho tôi những chiếc rổ xinh xắn, xanh biếc từ những mảnh tước ra từ vỏ trái cau để tôi nhặt hoa Xoan bỏ đầy vào chiếc rổ con con ấy, tôi thường giúp mẹ mang từng nắm lá xoan tum chuối xanh trong chum sành cho mau chín. Bài chính tả năm lớp 2 về Hoa Xoan tôi đã được điểm 10 đỏ chót về khoe mẹ…cho đến tận giờ vẫn nguyên vẹn trong tôi bài thơ Hoa Xoan- một bài thơ trong trẻo đầu đời tôi yêu mến, thuộc nằm lòng cho đến tận bây giờ :
….” Hoa Xoan nở tím ngạt ngàoGió đưa từng cánh đậu vào sách em”...
9 thg 3, 2014
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRỐNG ĐỒNG - Tinh hoa văn hóa Đông Sơn
Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá tiêu biểu của dân tộc
Việt Nam, phản ánh một thời kỳ phát triển văn hoá rực rỡ mà chủ nhân là những người Việt cổ. Nói đến Văn hoá Đông Sơn là nói đến trống
đồng, bởi ở đó tập trung cao nhất những ý niệm về vũ trụ, những quan niệm nhân sinh.
Đông Sơn là tên một làng nằm ở bờ sông Mã, cách cầu Hàm Rồng khoảng 1km
về phía thượng nguồn (thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá). Năm 1924,
người nông dân tên gọi Nguyễn Văn Lắm ở làng Đông Sơn khi ra bờ sông Mã
câu cá đã tìm thấy một số đồ đồng ở nơi bờ sông sạt lở.
Văn hóa Đông Sơn đã làm chủ hoàn
toàn nguyên liệu và chế tác ra nhiều loại hình công cụ, vũ khí, trang sức bằng
đồng tinh xảo nhất còn lại cho đến ngày nay...Tuy nhiên, niềm tự hào chính đáng
của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức
phong phú. Trống đồng của tổ tiên ta không giống hẳn các trống đồng tìm được tại
các quốc gia khác ở vùng Đông Nam Á, mà lại khá nhiều về số lượng, dày đặc về mật
độ phân bố, trau chuốt về đường nét và tinh tế về thẩm mỹ cũng như kỹ thuật chế
tác, chứng minh rằng nền văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ đã phát sinh trưởng
thành ngay tại bản địa.
5 thg 3, 2014
9 thg 2, 2014
CHỢ VIỀNG NĂM CHỈ MỘT PHIÊN....
4 thg 2, 2014
DU XUÂN ĐỈNH THIÊNG NGÀN NƯA- HUYỆT ĐẠO AM TIÊN QUỐC GIA
Đường vào núi Nưa |
25 thg 1, 2014
NĂM MỚI XEM TRANH TỨ BÌNH
17 thg 1, 2014
NHÌN TỐN....
Em đã trần tình nói rõ, em ăn uống thì đơn giản, mặc thì phiên phiến rẻ tiền, "chả hết mấy tý đồng tiền mà lịch bịch" lắm. Chỉ mỗi cái tội....nhìn tốn !
Là thân đàn bà con gái nhưng "Em" lại mê sưu tầm tìm hiểu về Trà và dụng cụ pha Trà, thích nhâm nhi, ưa đàm đạo....Cái nết này có lẽ em nhiễm từ bé từ ông ngoại em- một ông đồ xịn từ thời trước...
Là thân đàn bà con gái nhưng "Em" lại mê sưu tầm tìm hiểu về Trà và dụng cụ pha Trà, thích nhâm nhi, ưa đàm đạo....Cái nết này có lẽ em nhiễm từ bé từ ông ngoại em- một ông đồ xịn từ thời trước...
1-Bộ tràng kỷ cổ Tam sơn đã lọt mắt em ngay từ cái nhìn đầu tiên khi bước chân vào nhà thờ họ Nguyễn dịp đi du xuân đất Hải Phòng hôm mùng 8 tết Quý Tỵ... |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)