
:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn...


Hoa Sen rất gần gũi trong đời thường trong mỗi ngôi nhà và tâm linh người Việt. Không chỉ là vật phẩm dâng cúng Phật, Sen còn được cắm trong bình như là một thú chơi tao nhã. Là đóa hoa Vô thường giữa chốn nhân gian. Hoa Sen hiếm khi cắm chung với loại hoa và cây khác. Người ta cắm riêng biệt hoặc cắm cùng với cành Trâm Ngọc theo chủ đề “chủ và tỳ”. Lấy hoa Sen làm cô chủ và Trâm Ngọc làm nô tỳ…là một lối chơi cổ trong chốn cung cấm xưa…
Sen còn có tên là Thủy Phù Dung, có rất nhiều loại và màu sắc khác
nhau: Sen trắng, Sen hồng (sen bách diệp), Sen xanh. Sen đỏ, Sen tím (sen họ quỳ).
Dìu dịu Lam Điền ngọc mới tương
Hồ thanh, sắc ánh, mặt dường gương.
Ngọc in làm dáng tiền sơ đúc
Chàm nhuộm nên màu, tán chửa giương.
Lạt biếc mới khai mày Thái mẫu
Thắm hồng còn kín má Vương Tường
Khách thơ hứng nghĩ hiềm chưa đủ,
Mười trượng hoa thì mười trượng hương.

Trong
đầm nước, Sen mọc đến đâu, nước trong và không còn hôi tanh đến đó, là
loại hoa duy nhất không có bướm ong châm. Hương hoa Sen lành, di dưỡng
được tinh thần, khiến người thưởng thức sảng khoái mà trút bỏ tục luỵ
trần thế. Theo truyền thuyết, Thích ca mâu ni ra đời, ngài đã đi 7 bước
trên 7 đóa sen hồng….
Sen cuối hạn nán lại vài sắc thắm
Đợi mưa thu nghe rốn khúc chung tình...
( Đặng Phương Mai)
Tôi còn
nhớ như in những năm tháng khi còn học ở trường Mỹ thuật, bài học trang
trí đầu tiên chép vốn cổ dân tộc là vẽ họa tiết hoa Sen rồi tĩnh vật
Sen, đã phải rớm nước mắt vì Sen tàn rồi mà bài còn dang dở….

Thời bao cấp khó khăn thiếu thốn, không vì thế mà tình yêu hoa Sen trong tôi mất đi. Trong khu tập thể mái và vách tôn cho cán bộ giáo viên ngày ấy, mùa hạ nào tôi cũng cắm cho mình bình Sen để chơi. Hoa đẹp.Đêm đã khuya tiếc hoa không nỡ ngủ. Có gì xa xót hơn một vẻ đẹp chả cho ai, chả để làm gì? Lòng chợt nhớ về câu thơ:
Ta ru hoa một đêm dài đơn độc
Bông hoa Sen lai láng giữa hồ
Anh giơ tay toan bẻ nhưng sợ chùa có sư ???
Một mùa Sen nữa lại về. Lòng người bâng khuâng hoang hoải về những kỷ
niệm xưa cũ. Bông hoa Sen lai láng giữa hồ... Đóa hoa Vô thường vẫn
vươn mình trong nắng hạ.Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn...
Trong thiên nhiên, hiếm có loại hoa nào thơm về hương, đẹp về sắc, mà ý
nghĩa biểu trưng lại cao quý dường ấy? Không biết từ bao giờ, Sen đã
gắn bó với tâm tưởng người Việt. Từ người nông dân đến các nhà Nho, từ
nhà tu hành cho đến các bậc đế vương nơi cung vàng điện ngọc.
Các nhà Nho xưa đã xếp Sen vào hàng tứ quân tử: Mai, Liên, Cúc, Trúc
biểu tượng cho bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Sen từ hồ ao, bùn lầy, nở
hoa tỏa hương thơm ngan ngát, cánh hoa mềm mại khum khum phơn phớt trắng
hồng, nhụy vàng êm ái tạo nên vẻ đẹp tự nhiên sang trọng và thanh tịnh.
Là loài hoa được chưng cất cái tinh túy trong thú thưởng thức để làm
nên hương vị Trà Sen độc đáo của người Việt. Đọc “Cái ấm đất” của cụ
Nguyễn, ta còn cảm giác như chính mình được đi trên thuyền lan để ra
hứng những giọt sương sớm còn đọng trên lá Sen vậy. Sen không chỉ làm
cho thức uống thêm cao sang mà sen còn là vị thuốc, là thực phẩm chế
biến các món ăn chốn cung đình cho đến nơi dân giã.


Hoa Sen rất gần gũi trong đời thường trong mỗi ngôi nhà và tâm linh người Việt. Không chỉ là vật phẩm dâng cúng Phật, Sen còn được cắm trong bình như là một thú chơi tao nhã. Là đóa hoa Vô thường giữa chốn nhân gian. Hoa Sen hiếm khi cắm chung với loại hoa và cây khác. Người ta cắm riêng biệt hoặc cắm cùng với cành Trâm Ngọc theo chủ đề “chủ và tỳ”. Lấy hoa Sen làm cô chủ và Trâm Ngọc làm nô tỳ…là một lối chơi cổ trong chốn cung cấm xưa…
Từ trong đời sống, Hoa Sen đi vào nghệ thuật, được vẽ ở dòng tranh dân
gian Đông Hồ, Hàng Trống xưa và nay là bức “thiếu nữ bên hoa sen” của Tô
Ngọc Vân dịu dàng ẩn hiện..... Nếu như Cao Bá Quát đã “nhất sinh đê thủ
bái mai hoa” thì vị vua đậm chất Nho giáo Lê Thánh Tông lại có rất
nhiều bài thơ về hoa Sen. Hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông lĩnh xướng
từng tổ chức vịnh về bức tranh vẽ bốn trạng thái của sen là Phong liên
(sen gặp gió), Tình liên (sen lúc tạnh mưa), Lão liên(sen lúc tàn về
già), Nộn liên (sen lúc còn non) :
Hồ thanh, sắc ánh, mặt dường gương.
Ngọc in làm dáng tiền sơ đúc
Chàm nhuộm nên màu, tán chửa giương.
Lạt biếc mới khai mày Thái mẫu
Thắm hồng còn kín má Vương Tường
Khách thơ hứng nghĩ hiềm chưa đủ,
Mười trượng hoa thì mười trượng hương.

Phật giáo đã lấy biểu tượng hoa Sen thể hiện cho sự không nhiễm, luân
hồi và nhân quả của kiếp người. Trong đời Sen thể hiện quá khứ, hiện tại
và tương lai. Là biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết
và thánh thiện, sự duy trì và phát triển Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết
bàn. Trên thiên nhiên ít có loài hoa nào có nhiều phẩm chất cao quý như
hoa sen. Bởi vậy mà người ta ví nó như những đức tính của người tu
hành, sự tinh tấn vươn lên. Ở một lĩnh vực khác, sen biểu trưng cho tính
nữ chủ về âm của phật giáo Nam tông...

Trong
kiến trúc cổ Việt Nam, hình tượng hoa sen được khai thác ở nhiều góc độ
khác nhau: Ngôi chùa Một Cột ở thủ đô Hà Nội mô phỏng biểu tượng bông
sen vàng từ giấc mơ của vị vua thời Lý. Bệ sen là nơi tọa cảu các đức
Phật. đá tảng kê chân cột chùa có tạc hình cánh Sen. Các công trình phật
giáo mang dáng dấp hoa sen như: Cửu phẩm liên hoa, chùa Kim Liên, chùa
Tây Phương…Hình ảnh của Sen còn được trang trí ở các ngôi đình làng Việt
trong bức phù điêu với hình ảnh trai gái tắm dưới ao Sen “trai gái nô
đùa”- đình Hạ tỉnh Vĩnh Phú - một chủ đề rất táo bạo ở thế kỷ XVI.
Sen còn được vẽ trên dầm trà, đĩa lá lật hay các bình, liễn, các đồ gốm sứ cổ.
Tuổi
thơ tôi gắn với những đầm Sen của làng Giáng. Con đường đến lớp lũy đất
những ngày hè nắng đổ, trên đầu là chiếc mũ rơm nhưng ngoại tôi vẫn
không quên ngắt một lá Sen to để tôi che khỏi nắng. Cái nắng nung chết
cá cờ ở thôn quê làm lũ trẻ chúng tôi mặt đỏ như gấc, vậy mà chỉ úp mặt
vào chiếc lá Sen một lát là bao nhiêu cái nóng bức chạy đi đâu cả.
Quê tôi, hồ Sen đẹp nhất là khi vào hạ. Lá Sen vươn khỏi mặt nước và nở
căng lập lờ những chiếc dù xanh non trên mặt hồ xanh thẫm. Gió rập rờn
đùa lá, chuồn chuồn ớt bay là là, chuồn chuồn Voi ngủ gật ngủ gà trên nụ
Sen.Vài con nhái bén mắt tròn xoe ngồi chễm chệ trên lá Sen chờ bắt
châu chấu và muỗi. Chim bói cá, chim chiền chiện rồi chìa vôi, bìm bịp,
cò vạc cũng kéo về đủ cả. Dưới đầm là cả một thế giới muôn hình vạn
trạng những loài thủy sinh mà tôi vốn là đứa trẻ hay mò mẫm cũng không
thể biết hết tên chúng: cà niễng, cà cuống, bổ củi, ăn mày, bọ que, nhện
nước cho đến những chú chẫu chuộc, chẫu chàng, nhái bén, ễnh ương…
Những đêm tĩnh lặng nghe tiếng mưa rơi trên lá Sen như tiếng tằm ăn rỗi, soàn soạt… các loài chân nhảy không ngủ, reo vui tấu lên khúc nhạc
đồng quê miên man không dứt.
Qua
hạ, sang thu, đầm Sen đìu hiu xơ xác, cành Sen gãy gục vào nhau. Trên
đầm lúc này chỉ còn rớt lại vài bông Sen muộn tiếc nuối trút những cánh
hoa cuối cùng. Nước cạn, lá Sen một màu thiền nâu như đất, chỉ còn mấy
con Cuốc lủi, vài con cò trắng nhẫn nại kiếm ăn lúc chiều tà. lòng tôi
bỗng nhớ câu thơ trong Hồng Lâu Mộng: "Sen tàn nghe rốn tiếng mưa
thu"...Sau này đã là ý tưởng cho tác phẩm tranh lụa "Hạ muộn":Sen còn được vẽ trên dầm trà, đĩa lá lật hay các bình, liễn, các đồ gốm sứ cổ.


Sen cuối hạn nán lại vài sắc thắm
Đợi mưa thu nghe rốn khúc chung tình...
( Đặng Phương Mai)
![]() |
(Tranh lụa Hạ muộn- Đặng Phương Mai) |
Thời bao cấp khó khăn thiếu thốn, không vì thế mà tình yêu hoa Sen trong tôi mất đi. Trong khu tập thể mái và vách tôn cho cán bộ giáo viên ngày ấy, mùa hạ nào tôi cũng cắm cho mình bình Sen để chơi. Hoa đẹp.Đêm đã khuya tiếc hoa không nỡ ngủ. Có gì xa xót hơn một vẻ đẹp chả cho ai, chả để làm gì? Lòng chợt nhớ về câu thơ:
Ta ru hoa một đêm dài đơn độc
Sen ngủ trong bình em thức trong ta...
Làng quê tôi ao đầm đã lấp gần hết, chả còn chỗ để làm lá phổi cho cả
làng mát mẻ chứ đừng nói đến thả Sen. Chỉ còn những thú vui của những
người hoài cổ mang Sen về trồng ở non bộ nho nhỏ tạo một cảnh sắc u tịch
cho riêng mình. Ngôi chùa bị lấn đất cũng chẳng còn những hồ Sen lớn để
trai làng gái làng buông lời ướm ghẹo:Bông hoa Sen lai láng giữa hồ
Anh giơ tay toan bẻ nhưng sợ chùa có sư ???
( đăng lại)
em vẫn vậy bốn mùa hương sắc
Trả lờiXóata chỉ mùa rưng rức giọt thu
http://www.hivietnam.net/vi/docs/2014/01/Muoi-hai-thang-muoi-hai-mua-hoa-Ha-Noi_06.jpg
http://4.bp.blogspot.com/-jFGUVew4_fA/TqijpXNIMYI/AAAAAAAAJDI/FphYJY-V784/s1600/Ca%2Bphe%2Bmua%2B1.jpg
Nhấm ngụm trà thơm ướp hương sen
Trả lờiXóaNGẫm đời hoa ấy thật ru miên
Thân ẩn trong bùn đen tăm tối
Vươn mình thả hoa đẹp an nhiên .............
..........
Sang em đọc bài và xem lại mấy cái clip em chia sẻ kìa -
Chúc thứ bảy vui vẻ -những ngày nghỉ yên bình nhé -Phương Mai -
lang thang blg. ghé nhà ,đọc bài viết của bn- như mình như đc trở về với tuổi thơ, những kỷ niệm đẹp, bên đầm sen nơi đầu làng. cảm ơn bn một bài viết hay.
Trả lờiXóanhìn hoa sen của bạn sao giống ruộng sen nhà mình quá, chỉ khác ở màu hoa. chúc bạn bình an và hạnh phúc nhé.
Trả lờiXóaThu đã về chốn ấy phải không
Trả lờiXóaBên ấy em ơi có thoảng lòng
Chờ thu vàng nắng đua hoa cúc
Gió ngại ngần lay lòng mênh mông ............
........
Chủ nhật vui vầy -hạnh phúc nhé -Phương mai ơi -
Tuổi thơ của em có nhiều kỷ niệm bên đầm sen thích thật.
Trả lờiXóaChúc em tuần mới an vui.
Em viết chủ đề gì cũng đều chinh phục lão. Viết hay với một biên độ rộng trong một chủ đề !
Trả lờiXóađẹp quá
Trả lờiXóaTranh gốm hoa sen được cho là biểu tượng của sự trường thọ và sự khai phát. Với khả năng sống sót trong môi trường khắc nghiệt, hoa sen thể hiện sự mạnh mẽ và sự phát triển. Nở hoa và tạo ra những bông hoa đẹp, hoa sen tượng trưng cho sự phát triển và thành công trong cuộc sống.
Trả lờiXóa