Không mạnh mẽ tút tát như sơn dầu, không mộc mạc thô ráp chắc khỏe như khắc gỗ, cũng không rực rỡ vàng son, ngọt ngào nồng ấm đầy kiêu hãnh như sơn mài, tranh lụa- một một sắc thái quê hương thanh nhã, một điệu hát ru, vẻ đẹp mơ màng hút hồn người thưởng thức bởi tính trữ tình từ đề tài, sự biểu cảm về sắc màu trong thể hiện cảm xúc; sự lung linh, huyền ảo, lãng mạn đầy cảm hứng và …đầy chất Thơ.
Từ xưa, người ta đã bàn rất nhiều về “thi trung hữu họa” và “ họa trung hữu thi”- Trong thơ có họa, trong họa có thơ….chính là nói đến cái CHẤT THƠ tiêu biểu trong tranh lụa vậy. Chất thơ biểu hiện trước hết là từ cảm xúc của người vẽ, cảm xúc ấy mang tính chân thực sinh động và lãng mạn, có tác dụng truyền cảm đến người thưởng thức- tạo nên một xúc cảm thẩm mỹ, những âm hưởng say mê da diết.. Trong thưởng thức nghệ thuật, khó có tác phẩm nào đáp ứng đươc thị hiếu thẩm mỹ cho nhiều đối tượng, cho mọi trình độ.
Và, tác phẩm càng có nhiều công chúng thì tác phẩm đó càng thành công. Tuy nhiên, không có nghĩa là tác phẩm có phạm vi hẹp công chúng là tác phẩm ít có giá trị nghệ thuật. Trong cuộc đời sáng tác của mình, hầu như tất cả các họa sĩ đều có sự trải nghiệm với tranh lụa nhưng hiếm có người nào đi trọn con đường với “Lụa” trừ ông tổ của tranh lụa Việt Nam– họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. Chất thơ không những thể hiện qua chất liệu, qua đề tài mà còn qua bút pháp bay bổng, chỉ gợi thôi mà không tả. Vì thế, tranh Lụa còn là một thể loại nghệ thuật “kén” công chúng, kén đối tượng thưởng thức. Nghĩa là người xem tranh cũng phải được trang bị những điều cơ bản về nghệ thuật tạo hình nói chung và am hiếu nhất định về LỤA. Có thể nói thưởng thức tranh lụa cũng như nghe nhạc cổ điển, đọc văn Thạch Lam; còn thưởng thức tranh sơn dầu giống như nghe nhạc rock, đọc văn Vũ Trọng Phụng vậy…
Chất thơ trong tranh Lụa còn thể hiện qua chất liệu tạo nên tác phẩm. Tranh lụa được vẽ bằng màu nước trên nền lụa Hà Đông. Đó là thứ lụa tơ tằm. Sợi lụa se nhỏ, dai và trong suốt như kính. Kỹ thuật vẽ tranh lụa là cả một thử thách với bất kỳ một họa sĩ nào. Chất liệu màu nước có độ loang, nhòe, vẽ từ nhạt đến đậm. Muốn có sắc độ đậm phải vẽ chồng lên nhiều lớp màu. Nền trắng và khoảng trống trong tranh lụa tạo nên không gian sâu và xa thẳm, có khi lại nhạt nhòa sương khói, mênh mông đến vô cùng.…Vải lụa được căng phẳng trên khung, thẳng và đúng thớ. Hình vẽ sau khi đã ổn định về bố cục và tìm nét thật chuẩn và ưng ý thì mới “can” vào tranh… Tranh lụa có ở Việt Nam rất lâu đời, tranh lụa cổ được vẽ trên lụa khô đã bồi, hiện nay chỉ còn lưu giữ được tranh chân dung Nguyễn Trãi và tranh Phùng Khắc Khoan…. Tranh lụa hiện đại phát triển mạnh từ những năm1930. Đây là thể loại tranh cổ điển, sang trọng của phương Đông. Khi vẽ đòi hỏi người họa sĩ phải có sự tỷ mẩn, kỳ công.
Chất thơ được thể hiện trong màu sắc của tranh Lụa- Màu sắc của chất liệu hết sức gợi cảm, diễn tả được các cung bậc của chiều sâu cảm xúc. Và, vẽ lụa là một quá trình " nhuộm màu". Vẽ kín lên toàn bộ tranh một lớp, sau đó rửa nước, lấy bút “kỳ cọ” bề mặt tranh cho sạch, bã mầu trên bề mặt tranh trôi đi, rồi vẽ tiếp khi nền tranh còn ẩm, các màu quyện vào nhau, lại rửa, lại vẽ cho đến khi mầu đạt sắc độ như ý thì dừng lại, khoảng trên dưới hai mươi lượt vẽ. Màu được ngấm “ no”, thấm hẳn và nổi ganh trên thớ lụa, thành sợi nhuộm màu, trong trẻo và tinh mịn đến độ đưa tay sờ trên bề mặt lẵn thín không có gợn mầu, độ bền chắc với thời gian trên năm trăm năm…Sau khi vẽ xong, bồi giấy bản phía sau tranh gọi là biểu tranh. Lồng khung kính là khâu cuối cùng để hoàn tất của một quy trình vẽ tranh lụa. Với tranh lụa, khung kính là nét vẽ cuối cùng, nó làm cho bức tranh sống động, có hồn và lung linh hơn, sang trọng hơn.
Xuất phát từ đặc tính rất riêng của màu nước, nên bản thân chất liệu đã lựa chọn đề tài. Không thể lấy cái hư ảo sương khói để mà vẽ một đề tài gì đó quá ư là mạnh mẽ như vẽ về công nghiệp hay nhiều tính xung đột là chiến tranh- điều ấy là ưu thế, là thế mạnh của sơn dầu. Dường như lụa chỉ ưa và hợp với thể đề tài hoa điểu, tứ quý, tứ thời, thiếu nữ, người mẹ, trẻ thơ, tĩnh vật như giỏ cua, cái chõng tre, phong cảnh làng quê man mác, những đêm trăng, những câu chuyện tâm tình đầm ấm, khơi gợi những rung động thẩm mỹ bằng bút pháp trữ tình, hồn hậu kết hợp giữa gợi và tả.
Trước 1945, tranh lụa thường đi vào các đề tài thiếu nữ thành thị mộng mơ, yếu tố thẩm mỹ được coi trọng, cách dùng mảng gợi khối, dùng mảng đi nét viền bao quanh nhân vật, đồ vật.Tác giả tiêu biểu phải kể đến Lê Văn Đệ với tác phẩm “ Thiếu nữ bên cầu ao”; Lương Xuân Nhị tranh: Gánh lúa”; Nguyễn Tiến Chung với tranh : “Đi chợ Tết”; Trần Văn Cẩn : “Hai thiếu nữ trước bình phong”. Người có công đặt nền móng cho tranh Lụa Việt Nam là họa sĩ Nguyễn Phan Chánh với những tác phẩm “ Chơi ô ăn quan”; “ Lên đồng”; “Sau giờ trực chiến”; “Trăng lu trăng tỏ”; “Rửa rau cầu ao”…vv. Thân hình của những cô thôn nữ trong tranh hướng đến cái đẹp phồn thực, nõn nà nhưng không hề dung tục- Đó là vẻ đẹp của sự sống, một vẻ đẹp thuần chất không cần triết lý, không ồn ào, lặng lẽ cô đọng trên từng bức vẽ. Cái mơ màng của đêm trăng, cái trong trẻo đến sửng sốt của những giọt nước tung tóe từ gáo dừa đổ xuống….Họa sĩ Lê Phổ lại thả hồn vào những đề tài về thiếu nữ như “Hoài cố hương”;“Mẫu tử”…với gam màu trầm sáng xanh gợi cảm.
Từ 1945 đến nay, đề tài của tranh lụa đi vào đề tài cách mạng, lao động sản xuất và sinh hoạt. Các tác phẩm:”Con đọc Bầm nghe” của họa sĩ Trần Văn Cẩn- “Cá về” của Vũ Giáng Hương- “Quán bên đường” của Mai Long.…vv…Họa sĩ Ngô Minh Cầu lại khai thác vẻ đẹp của nông thôn Việt Nam sau cải cách ruộng đất qua tác phẩm” Về nông thôn sản xuất”. Tranh vẽ hai vợ chồng người nông dân ra đồng trong một sớm mai bình dị, người chồng mặc quân phục cũ, vai vác bừa. Người vợ quần thâm áo vải, khăn đen, vai vác cuốc. hai người vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ. Bò mẹ đi trước và theo sau là chú bê con… Không gian phía xa là những ngôi nhà gạch, nhà lá, những đống rơm, cây cối, khẩu hiệu của nhà nông. Một khung cảnh làng quê sớm mai thật yên bình như một bức tranh quê trong “ Cổng Làng” của nhà thơ Bàng Bá Lân :
“ Sáng hồng lơ lửng mây son
“ Sáng hồng lơ lửng mây son
Mặt trời thức giấc, véo von chim chào
Cổng làng rộng mở ồn ào
Nông phu lững thững đi vào nắng mai …”
Chính vẻ đẹp dung dị trong cuộc sống là những tứ thơ, những cảm xúc mang tính xã hội, tính hiện thực lãng mạn cho tranh lụa. Sau những năm 1980, tranh lụa có những bước tiến mới, các họa sĩ đã khám phá ở Lụa nhưng khả năng biểu đạt mới, mở rộng phạm vi ngôn ngữ tạo hình, về bố cục, hình thể và màu sắc. Lối vẽ cổ là lối vẽ tượng trưng, không cốt mô tả sự vật theo mắt thường nhìn thấy. Lối vẽ thời hiện đại mang tính hiện thực áp vào tranh lụa, nên người họa sĩ đã miêu tả không gian ba chiều, sương khói, hơi nước, cảnh vật êm êm nhiều sắc độ, và cũng chính vì thế nên tranh lụa hiện đại có chất thơ nhất định. Tiêu biểu có họa sĩ Nguyễn Thụ với các tác phẩm: “Ghé qua bản”- “Mưa”- “Dệt vải” “Hạt thóc vàng” …là những tác phẩm giàu sức sống hiện thực, hồn nhiên, trong trẻo và vô cùng trau chuốt tinh tế.
Trong bước đường sáng tác của mình, họa sĩ Ngọc Mai đã dành hẳn 12 năm để vẽ 28 bức tranh về Truyện Kiều. Chất liệu Lụa với Kiều như một cuộc “hợp duyên” đẹp đẽ và độc đáo không gì thay thế được. Để đạt được cái vẻ khi ẩn khi hiện, như thực như hư là kết quả của một quá trình khổ luyện. Chị đã vẽ Kiều nhưng không phải minh họa hay kể về truyện Kiều mà khai thác cảm xúc tác phẩm qua cuộc đời 15 năm truân chuyên của một tài sắc hiếu đễ bậc nhất… trong trang phục của một người con gái thuần Việt, khăn đóng, áo tứ thân, váy lĩnh.
ĐẸP và BUỒN từ xưa vốn là nguồn cảm hứng sáng tác cho nghệ sĩ, là tứ thơ, là cấu tứ để gợi trong sắp xếp bố cục tranh, là ngọn nguồn của nghệ thuật. Sâu lắng và nhẹ nhàng là cách thể hiện của tranh lụa với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Buồn mênh mông khiến người ta rung cảm, đánh thức những cảm xúc thẩm mỹ trong bản thân người cầm cọ theo nhiều hướng cảm xúc vui hoặc buồn. Không những thế, cảm xúc thẩm mỹ của người họa sĩ còn đánh thức cả lý trí, trí tuệ và nghị lực sống.
Hội họa và thơ là hai ngôn ngữ trong những ngôn ngữ mà người nghệ sĩ dùng để diễn tả những cảm nhận, những vui buồn ước mơ, những suy tư sáng tạo. Thanh Trí vừa yêu họa lại vừa yêu thơ, nên đã dùng cả hai ngôn ngữ để chuyên chở những ý tưởng của mình.Thanh Trí còn muốn thơ và họa quyện hòa cùng âm thanh trầm bổng: tranh “ Bóng cô đào say”- “Hoa cuối mùa” – “Nâng niu”- “Hương sắc dịu dàng”- “Yếm hoa”… v v…là những tác phẩm Lụa đẫm chất thơ:
Yếm nàng tôi dệt bằng hoa
Yếm nàng đôi giải mây chen
Lung linh nhuỵ thắm nụ sen thẹn thùng
Yếm nàng gió thoảng tơ chùng
E ấp cành lá ngại ngùng bướm ong
Yếm nàng chiếc cánh toả hương
Trắng trong tinh khiết nhẹ vương dưới trời …
Trắng trong tinh khiết nhẹ vương dưới trời …
Tranh lụa còn là sự gửi gắm ký thác tâm sự của người họa sĩ, những cảm xúc cá nhân tới cho độc giả thông qua tác phẩm của mình: tranh” Bình minh trên cát” và “Bồng bềnh” của Đoàn Dũng Sỹ;. “Ca trù” và “Miền cá” của Đặng Phương Mai hay “ Đường về “ ; Búp trên cành” , “ Địa linh” và”Chợ đêm”… của Đào Hà là những tác phẩm lụa giàu cảm xúc, giàu về vần điệu và nhạc điệu, sự uyển chuyển về màu, ta cảm giác như ngân ngấn sương khói và hơi nước trong tranh.
Một nhà nghiên cứu mỹ thuật có phát biểu: “Sáng tạo nghệ thuật là để giải thoát và hiện thực hóa những ước muốn của mình. Và điều đó cần phải được chia sẻ với tất cả mọi người”. Nghệ thuật không chỉ là giáo dục, định hướng thẩm mỹ, nó còn có chất Anh hùng, chất Bi và đậm tính nhân văn. Không chỉ là đối tượng của thẩm mỹ, của lý trí mà nghệ thuật nói chung, hội họa nói riêng và tranh Lụa là nói cụ thể nó đáp ứng cả nhu cầu bản năng, giải tỏa tâm lý, sinh lý, giúp người ta xả strseec và là sự bay bổng hay giải tỏa những ẩn ức bên trong nữa…
Cũng nghiệp họa mê thơ, họạ sĩ Đặng Phương Mai trong một sáng tác về tranh lụa cũng thả hồn mình theo chất thơ tự thân như vậy từ tác phẩm ĐỢI TRÀ (còn có tên HẠ MUỘN) :
Tấm tranh lụa đang dở dang trước mặt
Nõn nà xưa trải ngời ngợi dưới trăng
Sen cuối hạ nán lại vài sắc thắm
Đợi mưa thu, nghe rốn khúc chung tình…
Bức tranh vẽ hai phụ nữ, đang đợi trà bên hồ sen cuối hạ, khay trà và lò than, ấm đồng. Một vài hình ảnh chi tiết nữa là cánh Chuồn nước, chim Tử Quy, vầng trăng hạ tuần, những khoảng trống đúng chỗ … Bức tranh vẽ khỏa thân không miêu tả mà rất gợi không chỉ về đường nét mềm mại, về màu sắc thanh nhã mà còn là cả một nỗi niềm hạ muộn.
Tranh lụa từ hình thức nghệ thuật tới nội dung thể hiện đều chan chứa chất thơ - cái chất đã được chưng cất từ đời sống bình dị và rung động của tâm hồn người họa sĩ. Chất thơ toả ra từ tình yêu cái đẹp, từ cái nhìn và sự thể hiện tinh tế thiên nhiên và đời sống con người. Tranh lụa đem đến cho người xem một cảm giác nhẹ nhõm, thanh bình êm ả. Đó chính là giá trị của tác phẩm, là phẩm chất của tranh lụa để tạo ra một sức hấp dẫn bền lâu trong lòng người thưởng thức.
Dang Hanh nói...
Đề tài rất hấp dẫn nhưng cũng khó viết, nếu viết không khéo sẽ trở thành một bài giảng lí thuyết về hội họa hoặc nghèo nàn về cảm xúc. Thật may mắn cho người đọc, tác giả đã viết với đầy ắp cảm xúc và tâm huyết với đề tài, lại có kiến thức uyên bác cả về Hội họa và Thi ca, đặc biệt là thể loại tranh Lụa nên đã nhẹ nhàng và khéo léo dẫn dắt người đọc bước vào thế giới lung linh huyền áo, mềm mại và đầy ắp chất thơ của sắc mầu tranh lụa. Bài viết có bố cục chặt chẽ, đan xen hài hòa... Đoạn kết gợi mở, tạo cảm xúc thật đẹp. Những bức tranh minh họa tiêu biểu được chọn lọc kĩ càng. Cảm ơn tác giả, một Cô giáo - Họa sĩ xinh đẹp lại hội đủ cả tài hoa Cầm - Kì - Thi - Họa...
Gia nói:
11:50 14 thg 1 2013
Moi lan vao blog cua em la anh lai thay xuc dong khong hieu vi sao?
_____Kun_____
cuối tuần vui vẻ chị gái yêu nhé
Nguyenbaolam
Bài viết của bạn giống như nhạc cổ điển kén người đọc.Tôi rất mong có nhiều người đọc bài bày để bớt đị sự ác trong xã hội này.Bạn vừa xinh (cái xinh thật hài hoầ giữa sắc đẹp của hình thể và trí tuệ con người).Mời bạn thăm blog của tôi đọc và bạn xem văn của tôi thuộc thể loại âm nhạc nào nhé.Chúc ngày chủ nhật vui vẻ.
Tiến Trúc
chúc vui khỏe
NGOC LAN
nhin chi that xinh dep ....
Cảm ơn Ngọc Lan nhé. Không phải là con trẻ mới thích được khen đâu. Cho nhau lời nói Đẹp quả cũng là rất tuyệt . Chúc Ngọc Lan trẻ đẹp mãi nhé
09:21 10 thg 1 2013
Cám ơn bạn .Đã trang bị cho mình thêm kiến thức về hội họa
Chúc bạn ngày mới vui vẻ anh lành
Chao CANH BUOM DO THAM. Minh viet la de giai tri cuoi tuan. Cam on ban da thich bai viet nay
"Từ xưa, người ta đã bàn rất nhiều về “thi trung hữu họa” và “ họa trung hữu thi”- Trong thơ có họa, trong họa có thơ…"
Trả lờiXóaDẫu nói câu 'không gì đúng hơn thế!' - cũng là thừa,nhưng tôi vẫn cứ phải thốt lên như vậy.
'Thơ trong họa' như TG bài viết đã trình bầy, còn 'họa trong thơ' thì sao...?
Mạo muội dẫn một bài thơ để cùng cảm nhận sự 'họa trong thơ'. Coi như 'phụ' vào góp thêm một nét hưởng ứng bài viết.
"Em ơi! Hà Nội - phố" Phan Vũ
Vâng. Nếu như họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ phố cổ Hà Nội thành công đến mức người đời gọi ông là Phố Phái- Phái Phố thì người vẽ Hà Nội bằng thơ chính là Phan Vũ, ông đã ký họa được nét hoa mỹ kiêu sa, trầm mặc cổ kính mà hào hùng của Hà Nội những năm 1972 – chiến tranh tàn phá ác liệt và mùa đông buốt giá Hà Nội.. . Hai mươi ba khổ thơ chính là MỘT TRƯỜNG CA VỀ HÀ NỘI, là hai mươi ba bức ký họa tài hoa về Hà Nội . Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phú Quang sáng tác nên ca khúc "Em ơi Hà Nội phố", người thể hiện rất thành công là ca sĩ Mỹ Linh. Đây là một sự tri âm của những người nghệ sĩ với thủ đô Hà Nội mến yêu
Trả lờiXóaÔi! Một tâm hồn đẹp, bạn thật toàn tài, một người vừa vẽ giỏi, vừa thơ ca, và lý luận về mỹ thuật thật sắc bén. Hâm mộ! Hâm mộ!.
Trả lờiXóaTôi thấy mình may mắn được làm quen với bạn.
Vâng. Phương Mai Blog rất vui được anh ghé thăm và rất hào phóng lời khen nữa. Tuần mới, PM chúc anh vui khỏe và có hiệu quả cao trong công việc . Mong anh là khách thường xuyên của trang nhé.
XóaMình rất lười đọc, nhưng mình thực sự rất thích trang của PM, bạn đề cập nhiều vấn đề rất thú vị, mình tự cho phép lục lọi nhà bạn. Rất vui được bạn đón tiếp.
Xóa