( TRÀ TRONG TÂM THỨC VĂN NHÂN- QUÂN TỬ) Trong cuộc sống, con người có nhiều nhu cầu về tinh thần, thú chơi tiêu dao, thưởng thức... nhưng cái mà qua đó người ta nâng tầm lên thành nghi thức, mất nhiều giấy mực ngợi ca, cái mà để lòng người thăng hoa thành thi phẩm...đó là Trà. Nhân gian biết cách tôn trọng và kính Trà kể từ khi có Lục Vũ (728-804), Ông là một danh y thời nhà Đường với cuốn “Trà Kinh” nổi tiếng . Đó là một Bách khoa toàn thư về trà .
Sách của Phong Diễn có đoạn: “núi Thái Sơn có tăng nhân truyền đạo Thiền, học Thiền truớc tiên cần không ngủ ban đêm, vì vậy Thiền tông đều uống trà cho đỡ buồn ngủ, uống trà trở thành một nội dung rất quan trọng trong đời sống học Thiền”, sau này dân gian "bắt chước theo và trở thành phong tục". Từ chốn thiền môn, trà đi vào cuộc sống và để lại cho đời những áng thơ bất hủ : Thơ trà.
Đêm Noel. Đêm hội những con chiên Mừng phút giây ra đời của Chúa Đi dự hội có rất nhiều đôi lứa Những bàn tay đan những bàn tay Phơi phới muôn màu tà áo bay bay Mùi nước hoa thơm nồng cây Thánh giá Đường về nhà thờ có muôn ngàn ngả Ấm nồng nàn hơi thở : Đêm Noel…
Trong sáng tạo nghệ thuật, ta thường nghe nói: “Thi trung hữu họa - họa trung hữu thi” (trong thơ có họa - trong họa có thơ)… Đây là sự dung hòa trong hai loại hình nghệ thuật trong cùng một tác phẩm, nhưng sự lý giải còn mơ hồ. Phải chăng cứ nói đến màu sắc là nói đến hội họa? Ca dao có câu: Trầu xanh, cau trắng chay hồng Vôi pha với nghĩa thuốc nồng với duyên trong thơ cũng có những câu gợi nhiều màu sắc: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng (Tố Hữu)