14 thg 7, 2013

Tháng sáu về lễ hội đền Hàn Sơn


        Ngã ba một vùng sông nước mênh mông, nơi mà một con gà gáy cả năm huyện cùng nghe”, nơi sông Mã chia đôi dòng trước khi đổ ra biển, dân gian gọi là Ngã Ba Bông. Đây là vùng di tích thắng cảnh với tên gọi Hàn Sơn, thờ mẫu Thủy cung, thuộc xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Trước cửa đền Hàn Sơn có xoáy nước lạnh
Đền Hàn Sơn thờ Đức Ông
      Dưới cái nắng hè oi ả, khi mà Phật giáo đã vào lễ an cư kết hạ thì lễ hội Hàn Sơn với tín ngưỡng bản địa ở đây vẫn thu hút hàng vạn người khắp mọi nơi đổ về hành hương. Chính hội vào mùng 6/6 âm lịch, nhưng hội hè đã diễn ra từ mồng 1 và kéo dài đến hết rằm. Sức hấp dẫn của lễ hội đền Hàn không chỉ ở sự tín ngưỡng dân gian mà còn cuốn hút lòng người bởi một vùng núi non, sông nước, bờ bãi hữu tình, tiếng đàn đáy thánh thót như suối chảy gió reo, tiếng phách tiếng hát hòa quyện nhau ngọt lịm trong lảo đảo bóng cô đồng với các giá Thánh mẫu thâu đêm suốt sáng.
       Vùng Hà Sơn xưa còn có tên gọi là Kẻ Nước và Chí Thủy, nơi có đền Hàn (tức đền Đức Ông, một vị tướng thời Lê) và đền Bông (tức đền Cô Bơ- đền cô Ba- đền mẫu Thoải- mẫu Thủy). Ở giữa dòng sông vẫn còn một thác nước lạnh từ ngàn đời xoáy chảy phía trước ngôi đền Hàn Sơn.
      Tín ngưỡng dân gian của người Việt cổ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ tư tưởng mẫu hệ nên đã sáng tạo ra tất cả các vị thần thánh bảo trợ cho đời sống của mình là nữ, là Mẹ, là thánh Mẫu. Mẹ trời (mẫu Thượng Thiên, áo đỏ); mẹ đất (mẫu địa phủ, áo vàng cai quản đất đai); mẹ rừng ( mẫu Thượng Ngàn, áo xanh cai quản rừng núi) và mẹ nước ( mẫu Thủy phủ, áo trắng cai quản sông biển). Mẫu Thủy phủ gọi khác đi là mẫu Thoải- mẫu Thủy cung, là cô Ba, cô Bơ chuyên trông coi miền sông nước...
Tương truyền, Mẫu Thoải phủ là con gái út của Bắc Hải Long Vương Thủy Quốc Động Đình, một ngày rẽ nước lên trần dạo chơi. Vì mải mê
hoa trắng dâng cô Bơ Thủy cung
cảnh đẹp chốn trần gian nên khi vua cha cho đóng cửa biển, công chúa Thủy phủ không kịp về thủy cung nên đã phải ở lại trên trần.
 Là một trang nhan sắc tuyệt thế lại đức độ cứu người gặp nạn nơi sông nước, nàng được phong là công chúa Thủy phủ.
Mẫu Thủy Phủ- mẹ của người dân miền sông biển, cứu vớt vong linh và đưa lên bờ không để họ chịu sự lạnh giá. Mẫu hiển linh, phù hộ cho những người đi biển khỏi sóng to gió lớn nên được nhân dân biết ơn và lập đền thờ ở khắp các cửa sông biển, dân gian gọi là mẹ nước. Sự đức độ thương yêu con dân, bà được tôn là Đệ tam Thánh Mẫu trong bộ Tam tòa thánh mẫu với quyền năng chế ngự thủy quái và bão lũ.. Mẫu Thoải không giáng trần như Mẫu Liễu Hạnh nhưng đền thờ Bà lại có mặt hầu khắp mọi nơi ở cửa sông biển hay nơi sơn thủy hữu tình, núi cao thác đổ, mà nổi tiếng nhất có Đền Mẫu Thác Hàn Sơn ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa, nơi bến Đò Lèn với tên gọi là đền Mẫu .Thoải hay còn gọi là đền Cửa SôngTrong tâm linh và tín ngưỡng của người Việt, cô Bơ Thoải Cung là một cô gái nhan sắc, yêu vẻ đẹp miền sông nước.
Thuyền trắng dâng cô
 Đêm đêm hay chèo thuyền một mình với bộ đồ lụa trắng, dải thắt lưng màu trắng, đội khăn màu trắng, đầu cài trâm bạc... Hình ảnh một giai nhân tài hoa, đức hạnh, lận đận duyên tình, một mình chu du chèo thuyền khắp miền sông nước như là một sự gần gũi, một điều ám ảnh xót thương hơn là sự cách biệt của một vị “nữ thánh”: “ Biết đâu quân tử ì a...mà trao...duyên hài..."
       Trong dân gian, những cô gái xinh đẹp truân chuyên đường tình thường bị coi là có sao Hồng Loan chiếu mạng, là có căn cô Bơ Thoải cung...và cũng thật lạ, họ bận đồ trắng nom rực rỡ và đẹp hơn những sắc màu trang phục bắt mắt khác.
Tam tòa Thánh Mẫu
       Tháng sáu, đi giữa cái nắng không mấy dễ chịu mà dòng người đổ về hành hương, hành lễ và cả hành xác nữa cứ nườm nượp nhích dần từng bước. Tắc đường, nhưng không vì thế mà mọi người bực bội hay cáu bẳn vội vã. Họ coi đây là cái cớ để mà mặt đón gió, tai nghe các Thánh các Giá về ngự đồng mà lòng hoan hỉ vì đã “không quản ngại đường xa bái ngái về đây” ...và Mẫu đã chứng cho lòng thành.Tạm biệt lễ hội Hàn Sơn. Con đường độc đạo quanh co bên núi bên sông đưa tôi trở về nơi phố thị khi đã quá trưa. Mặt sông loang loáng bóng con phà đưa khách sang sông nơi có đền thờ cô Tám đồi chè, đền Quan Hoàng Bơ. Tiếng hát cung văn, tiếng phách, tiếng đàn đáy và hình bóng cô đồng trong các Gía, các Bóng của Thánh Mẫu đọng mãi trong tâm trí suốt đường về. Nhớ mãi Hà Trung- mảnh đất kỳ tú có những con sông quanh co giữa hẻm núi thơ mộng...

xà lan chở khách
    Giá đồng cô Bơ Thủy Cung- Tiết mục liên hoan Văn Hóa Dân tộc các nước Asean

24 nhận xét:

  1. Chúc PM ngày chủ nhật tràn đầy niềm vui

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một tuần làm việc tốt nhé MCT, con mê dạo này biết gặm cỏ chưa vậy.

      Xóa
  2. Về quê tháng sáu viếng Cô Bơ
    Cảnh trí non xanh đẹp thẫn thờ
    Hàn Sơn vùng đất bao yêu dấu
    Phương Mai kỷ niệm khó phai mờ.

    Nhờ chị chủ mà NA mới biết đến lễ hội Cô Bơ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cô Bơ xinh đẹp lại bơ vơ
      Nhan sắc yêu kiều, biết mộng mơ!
      Í a ! quân tử nào hay biết
      Thoải cung thủy phủ vẫn mong chờ.

      Chúc Nguyệt Anh một tuần làm việc mới vui vẻ nhé.

      Xóa
  3. Sang thăm chúc bạn ngày đầu tuần nhiều niềm vui nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cũng chúc Mẫn vui vẻ và hạnh phúc, có một tuần làm việc đạt kết quả tốt nhé!

      Xóa
  4. Đọc bài này của chị được hiểu về lễ hội Hàn Sơn hơn . Cảm ơn chị PM .AN chúc chị mãi tươi trẻ và hạnh phúc bên người thân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Anh NGuyen ghé thăm. Ngày hè, chúc cô giáo có kỳ nghỉ thật là vui khỏe bổ ích nhé

      Xóa
  5. Giữa nắng hè đầu tháng 7 mà dòng người về với lễ hội Hàn Sơn vẫn tấp nập ngược xuôi thì quả thật tín ngưỡng dân gian có sức hút mê hoặc...ngoài tín ngưỡng khách thập phương còn được thả mình trong một không gian thơ mộng sông nước hữu tình.
    Cảm ơn bài viết của Phương Mai đã cho mình xích lại gần với văn hóa dân gian.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng. Đây là tín ngưỡng bản địa rất cởi mở và đời thường của người Việt, bởi nó đáp ứng được nhu cầu tâm linh và đời sống hiện hữu của con người. Nó vui vẻ, ồn ã và không kém phần trang nghiêm thành kính nữa... Yên Bìh Nguyễn hãy một lần dự lễ hội Thánh Mẫu sẽ có cảm nhận đầy đủ hơn.

      Xóa
  6. Sang thăm nhà.Đọc và hiểu thêm lễ hội Hàn Sơn,rất đời thường trong tín ngưỡng của người Việt.Nhưng có giá trị tâm linh,luôn đi vào đời sống hiện hữu.
    Chúc bạn luôn an bình nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bình Quy Kiệt đã ghé thăm. Hôm qua, sang nhà bạn mà loay hoay mãi chẳng mở được trang Blog, nhưng nay thì PM đã mở được rồi. Chúc bạn bút lực viết dồi dào để vần thơ đời mãi trổ bông thơm, kết trái ngọt.

      Xóa
  7. Xứ Thanh không biết từ khi nào đã in đậm và tạo dấu ấn trong tôi. Tôi đã yêu xứ Thanh rồi...Mảnh đất giàu văn hóa, nhiều tín ngưỡng tâm linh, giàu truyền thống cách mạng từ bao đời, mảnh đất mà rất nhiều đời vua chúa đã định đô và phồn thịnh...
    Rất vui khi được đọc bài viết này của Phương Mai vì nó cho tôi thêm hiểu biết về văn hóa tín ngưỡng dân gian của vùng đất này và lại càng củng cố tình yêu của tôi đã dành cho nơi đây. Rất cám ơn PM.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, cảm ơn Lãng tử. Thanh Hóa là miền đất cổ, đậm đặc chất văn hóa lễ hội và tín ngưỡng, là đất khoa bảng lại giàu truyền thống Cách mạng, người dân TH cần cù lao động, con em Thanh Hóa chịu thương chịu khó học hành... Vậy mà đã có một dạo con em TH đi ra lập nghiệp ở thủ đô bị phân biệt đối xử thậm chí bị tẩy chay nữa... Rất may tình trạng này không kéo dài ...Và người dân TH đã để lại dấu ấn vô cùng tốt đẹp ở những nơi mà họ lưu dấu. Cảm ơn Lãng tử đã yêu mến xứ Thanh.

      Xóa
  8. Sang thăm PM nè, chiều thứ 5 vui và hạnh phúc nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng. Chúc giữa tuần ZUI ZẺ nhé Minh Châu Trần. Mong MCT là khách thường xuyên của trang PM Blog nhé

      Xóa
  9. Có đi nhiều chúng ta mới thưởng thức và cảm nhận hết bản sắc văn hóa dân tộc Việt chị nhỉ ?
    HN xin cám ơn bài viết và xin lỗi chị vì lỡ tay xóa bài thơ họa của chị thật hay bên nhà em .Chiều đong đầy chị nhé .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh. Không sao em gái. Thỉnh thoảng mình cũng hay bị lỡ tay như thế mà. Những vần thơ của em thật trong trẻo. Chúc em nhiều năng lực sáng tạo nhé.

      Xóa
  10. KHÁCH PHONG TRẦNlúc 23:05 18 tháng 7, 2013

    Phong Trần lại ghé thăm blog của Phương Mai đây. Rất vui khi thấy PM vẫn rất đều tay thể hiện qua các bài viết hay và có chất lượng của mình... Văn hóa dân gian và tín ngưỡng, tâm linh ...đang là mảng hổng của Phong Trần vì vậy PT cám ơn PM rất nhiều về bài viết này.
    Chúc Phương Mai luôn vui vẻ trong cuộc sống và duy trì tốt phong độ sáng tác của mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Khách Phong Trần đã ghé thăm và cho lời khen ngợi. Không phải ai cái gì cũng hiểu biết tường tận đâu nhé:
      "Mỗi người thì có một nghề
      Con Công thì múa, con Nghê thì chầu ..."
      Vậy nên, cái mảng hổng về văn hóa tâm linh của bạn là đại chúng đấy. Chúc KHÁCH PHONG TRẦN đường xa vạn dặm không chồn chân.

      Xóa
  11. Cám ơn PM đã chia sẻ đến bạn đọc về lễ hội đền Hàn Sơn. Chúc PM và gia đình cuối tuần tràn đầy niềm vui nhé !
    http://img1.123tagged.com/en/weekend/253.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn chị Én Mùa Xuân nhé. Cúc chị cuối tuần vui khỏe hạnh phúc.

      Xóa
  12. Anh cũng là dân Nghệ An - Khu 4 - bạn đồng hương láng giềng với Thanh Hoá. Hôm nay sang thăm em, rất vui khi đc đọc và hiểu thêm về lễ hội đền Hàn Sơn...
    Anh chúc PM luôn vui khoẻ và có nhiều bài viết hay, tranh ảnh đẹp. Chúc em và gia đình luôn an vui và HP nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn anh. Lâu lắm Blog PM mới lại được ghé thăm. Mình là đồng hương rồi anh nhỉ. Thanh và Nghệ vốn là mảnh đất có nhiều lễ hội văn hóa và danh nhân, danh tướng ...anh nhỉ. Chúc anh ngày đầu tuần vui khỏe và công tác hiệu quả nhé

      Xóa

Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc Video clips trực tiếp bằng cách sao chép URL hình ảnh ( chuột phải vào ảnh gốc lấy URL) rồi dán vào cửa sổ comment. Xin cám ơn.